Cách trị viêm da dị ứng và cách chữa viêm da cơ địa tận căn không tái phát luôn là niềm mong muốn của hầu hết tất cả những người bệnh bị viêm da bởi đây là căn bệnh có diễn biến dai dẳng, vô cùng khó chữa tận gốc và nó khiến bệnh nhân ngứa ngáy, khó chịu làm giảm chất lượng cuộc sống của mọi người bệnh.
Viêm da cơ địa là gì
Viêm da cơ địa là tình trạng viêm da mạn tính, khiến người bệnh ngứa ngáy nhiều và rất hay tái phát.
Căn bệnh này chủ yếu gặp ở trẻ em, thường phát bệnh vào 2 tháng đầu sau khi sinh, có tới 60% trẻ bị viêm da cơ địa phát bệnh trong năm đầu, khoảng 30% phát bệnh trong 5 năm đầu và chỉ có khoảng 10% phát bệnh ở giai đoạn từ 6-20 tuổi. Rất hiếm khi đến tuổi trưởng thành rồi bệnh mới phát. Những tổn thương của bệnh chủ yếu xuất hiện ở tay, chân, mặt; nặng hơn có thể lan ra toàn thân.
Viêm da dị ứng là gì
Viêm da dị ứng xảy ra do tình trạng cơ địa của người bệnh tiếp xúc với các chất gây dị ứng làm da bị tổn thương và gây viêm nhiễm. Mức độ bệnh nặng hay nhẹ còn phụ thuộc rất nhiều vào cơ địa của từng người bệnh cũng như các chất tiếp xúc gây dị ứng.
Ngay khi người bệnh tiếp xúc với các chất gây di ứng thì phải mất khoảng từ 5- 7 ngày bệnh mới có biểu hiện ra bên ngoài. Thông thường, bệnh do tác nhân bên ngoài gây ra vì thế rất khó điều trị dứt điểm, chỉ cần có điều kiện thuận lợi là bệnh có thể sẽ tái phát trở lại.
Các dấu hiệu viêm da dị ứng thường gặp chủ yếu đó là: dấu hiệu ngứa phát ban, mẩn đỏ gây khó chịu, lở loét, viêm mủ nghiêm trọng nếu như người bệnh không tìm ra cách chữa sớm.
Khi người bệnh tiếp xúc với các chất dễ gây dị ứng như: các loại xà phòng, hóa chất tẩy rửa, hoặc quần áo bẩn, hay môi trường ô nhiễm…. thì sẽ thấy xuất hiện các triệu chứng ngứa, da tổn thương, bị sưng viêm mủ, vùng da tổn thương có dấu hiệu lây lan thì các bạn nên tới gặp ngay bác sĩ chuyên khoa để được chuẩn đoán bệnh chính xác, phòng tránh bệnh gây ra các tổn thương không thể phục hồi, hơn thế nữa là giúp bảo vệ bạn khỏi các biến chứng gây sẹo vĩnh viễn, ảnh hưởng lâu dài về mặt tâm sinh lý của người bệnh.
Nguyên nhân gây viêm da cơ địa
Nguyên nhân gây viêm da cơ địa chủ yếu được chia thành 2 loại chính là yếu tố di truyền và yếu tố môi trường. Bệnh nhân bị viêm da cơ địa cũng có nguy cơ mắc phải các bệnh dị ứng khác như hen phế quản, viêm mũi dị ứng,…
Nguyên nhân gây viêm da cơ địa do di truyền
Viêm da cơ địa là căn bệnh về da có tính chất di truyền chiếm tỷ lệ cao, nếu trong gia đình, có ông bà hoặc bố mẹ đã từng bị mắc căn bệnh viêm da cơ địa này, thì dù đã được điều trị tận căn không tái phát nhưng thế hệ con cái vẫn có nguy cơ cao bị di truyền viêm da cơ địa
Bệnh viêm da cơ địa chủ yếu xuất hiện ở đối tượng trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ
Do người bệnh trước đó đã mắc phải một số căn bệnh là nguyên nhân gây viêm da cơ địa như: hen, viêm mũi dị ứng, các bệnh về gan (nóng gan, tổn thương gan, … khiến gan không thực hiện được chức năng giải độc của nó)
Nhiễm trùng da, đặc biệt là vi khuẩn tụ cầu vàng cũng chính là nguyên nhân gây viêm da cơ địa mà các bạn cần chú ý.
Nguyên nhân gây viêm da cơ địa do sức đề kháng cơ thể của người bệnh kém nên không thể chống lại được các yếu tố có hại, khiến bệnh hình thành và phát triển.
Nguyên nhân gây viêm da cơ địa do yếu tố môi trường
Một số tác nhân bên ngoài có thể chính là nguyên nhân gây viêm da cơ địa như: môi tường làm việc độc hại, thường xuyên phải tiếp xúc trực tiếp với bụi bẩn, các loại xà phòng, hóa chất tẩy rửa…
Nguyên nhân gây viêm da dị ứng
Nguyên nhân gây viêm da dị ứng chủ yếu do những yếu tố sau:
- Bệnh nhân tiếp xúc với những đồ vật gây ngứa dị ứng da như: các loại trang sức, phụ kiện, đồng hồ, dây lưng…
- Viêm da cơ địa do bụi bẩn
- Nguyên nhân gây viêm da dị ứng do người bệnh thường xuyên tiếp xúc với khói thuốc lá, xà phòng, nước giặt, hoặc các chất tẩy rửa có nhiều hóa chất
Nguyên nhân gây viêm da dị ứng do bệnh nhân bị dị ứng với một số chất như
- Dị ứng với các chất thải bẩn
- Dị ứng với thức ăn (trứng, sữa, thức ăn lạ, hải sản, gà, lạc, đậu tương, bột mỳ …)
- Dị ứng các hoá chất như chlorine
- Dị ứng dầu mỡ hoặc dung môi
- Dị ứng với không khí (khi thời tiết thay đổi thất thường)
Nguyên nhân gây viêm da dị ứng do người bệnh bị mất độ ẩm trên da sau khi tắm rửa, đặc biệt là tắm nước nóng
- Thời tiết hanh khô và độ ẩm quá thấp cũng khiến bệnh viêm da dị ứng hình thành và phát triển
- Nguyên nhân gây viêm da dị ứng do người bệnh không uống đủ lượng nước mỗi ngày, khiến gan, thận không thể bài trừ hết độc tố ra khỏi cơ thể.
- Nguyên nhân gây viêm da dị ứng do người bệnh ăn nhiều thực phẩm cay nóng: Một số loại gia vị như: tiêu, ớt, đậu phộng, dầu ăn, hay một số loại trái cây có tính nóng như nhãn, đào, xoài, sầu riêng, và các chất kích thích: cà phê, rượu, bia; thức ăn chiên xào nhiều dầu mỡ…cũng là nguyên nhân khiến bệnh viêm da dị ứng xuất hiện.
- Nguyên nhân gây viêm da dị ứng do người bệnh bị dị ứng với một số loại mỹ phẩm, nước hoa kém chất lượng
- Việc vệ sinh da không sạch sẽ gây nên các viêm nhiễm ở trên bề mặt da cũng là nguyên nhân gây viêm da dị ứng.
Triệu chứng viêm da dị ứng
Các triệu chứng viêm da dị ứng thường xảy ra tại khu vực trên bàn tay, bàn chân, khuỷu, phía sau đầu gối, trên mắt cá, cổ tay, mặt, ngực, da quanh mắt. Đây là một trong các bệnh viêm da thường bắt đầu ở trẻ em dưới 5 tuổi và kéo dài ở độ tuổi trưởng thành. Các triệu chứng viêm da dị ứng cơ bản bao gồm:
Vùng da bị bệnh có màu đỏ, nâu hoặc xám
Người bệnh có cảm giác ngứa ngáy, khó chịu, mức độ ngứa trầm trọng hơn khi vào ban đêm.
Khi mới bị bệnh các vết sẩn có dạng da gà sau đó có thể xuất hiện cả chất lỏng và rỉ nước.
Vùng da bị bệnh dày, nứt hoặc có có vảy bong ra
Triệu chứng viêm da cơ địa
Viêm da cơ địa được chia thành 2 thể cấp tính và mãn tình. Ở mỗi thế, các triệu chứng viêm da cơ địa sẽ khác nhau.
Triệu chứng viêm da cơ địa ở giai đoạn cấp tính
Ở giai đoạn này bệnh thường có biểu hiện là xuất hiện các đám da đỏ, không có ranh giới rõ ràng, , những đám mụn nước không có vẩy da, các sẩn và đám sẩn. Ngoài ra người bệnh còn bị da phù nề, chảy dịch, đóng vảy tiết.
Những vết xây xước do gãi tạo ra các mụn mủ và vảy tiết vàng. Các triệu chứng viêm da cơ địa ở thể này thường cư trú ở trán, má, cằm, và nặng hơn có thể lan cả ra tay, chân hoặc toàn thân.
Triệu chứng viêm da cơ địa ở giai đoạn mãn tính
Giai đoạn mãn tính, người bệnh sẽ có dấu hiệu da dày thâm, ranh giới vùng da bị bệnh rõ ràng, da nứt to khiến cho người bệnh cảm giác đau đớn và có thể chảy máu. Các thương tổn này hay gặp tại các nếp gấp lớn, trong lòng bàn tay, bàn chân, hoặc các ngón tay chân, cổ, gáy, cổ tay, chân…
Ngoài ra người bệnh còn có các triệu chứng viêm da cơ địa khác như viêm mũi dị ứng, viêm kết mạc mắt, và viêm ngứa họng…
Viêm da dị ứng có lây không
Viêm da dị ứng là bệnh không thể lây từ người bệnh sàng người bình thường. Bởi đây là căn bệnh riêng, liên quan đến cơ địa của mỗi người, những người có cơ địa dị ứng hoặc sức đề kháng yếu thì sẽ dễ mắc bệnh. Không hề có hiện tượng lây nhiễm bệnh từ người này sang người khác nếu có tiếp xúc hay giao tiếp với người bệnh, chính vì thế bạn không nên lo lắng và có thái độ kì thị khi sống chung với người bị viêm da dị ứng.
Viêm da dị ứng mặc dù không lây nhưng lại rất dễ kéo theo một số bệnh nhiễm trùng về da khác do gãi ngứa hay nhiễm nhiễm vi khuẩn. Vì thế các bạn nên chú ý giữ gìn vệ sinh da sạch sẽ, dưỡng ẩm cho da, tránh xa mọi tác nhân gây bệnh.
Viêm da cơ địa có chữa được không
Viêm da cơ địa là bệnh da liễu mãn tính, do đó để điều trị không tái phát là điều rất khó khăn, đòi hỏi người bệnh phải tìm đúng phương pháp và có phác đồ điều trị khoa học, phù hợp với tình trạng bệnh của bản thân. Nếu không, việc điều trị viêm da cơ địa có thể sẽ phải kéo dài suốt cuộc đời và người bệnh sẽ phải sống chung với nó. Hầu hết các biện pháp điều trị viêm da cơ địa hiện nay như dùng thuốc Tây y, Đông y, các phương pháp dân gian chỉ nhằm làm giảm tình trạng ngứa ngáy và nổi mẩn đỏ trên da, chứ không điều trị được dứt điểm bệnh. Do đó, người bệnh cần sáng suốt lựa chọn các phòng khám chuyên khoa uy tín để thăm khám và tìm ra hướng điều trị tối ưu nhất.
Cách chữa viêm da cơ địa
Chữa viêm da cơ địa là cả một quá trình khó khăn vì đây là căn bệnh khó điều trị dứt diểm và dễ bị tái phát nhiều lần.
Trong quá trình điều trị viêm da cơ địa, người bệnh cần đặc biệt chú ý một số điều sau:
- Nên kết hợp cách chữa viêm da cơ địa từ trong ra ngoài để điều trị dứt điểm
- Tuyệt đối không được gãi ở vùng da bị bệnh, vì càng gãi sẽ càng làm cho bệnh lây lan ra và phát triển nặng hơn.
- Bôi kem dưỡng ẩm là việc làm cần thiết vì nó vừa có tác dụng chống khô da, dưỡng ẩm da giúp người bệnh tránh ngứa ngáy, góp phần hạn chế bệnh tái phát.
- Cách chữa bệnh viêm da cơ địa cần phải cẩn trọng, đặc biệt cần sự hợp tác chặt chẽ giữa người bệnh và bác sĩ. Tuỳ theo từng giai đoạn bệnh ở mức độ cấp tính hay mãn tính mà bác sĩ điều trị sẽ chỉ định các phương pháp khác nhau.
Cách chữa bệnh viêm da cơ địa cấp tính: Trong quá trình điều trị người bệnh cần giữ ẩm vùng da bị bệnh, bôi kem corticoid và uống kháng sinh. Thuốc kháng sinh có công dụng chống tụ cầu trùng vàng trong trường hợp người bệnh bị bội nhiễm. Kháng histamine giúp chống dị ứng và chống ngứa.
Cách chữa viêm da cơ địa hay được sử dụng
- Cách chữa viêm da cơ địa bằng thuốc Tây y: Thuốc bôi dạng kem hoặc thuốc mỡ diproson, temproson, betacylic bôi ngoài da kết hợp cùng các loại thuốc uống cho tác dụng điều trị bệnh viêm da cơ địa hiệu quả
- Cách chữa viêm da cơ địa bằng thuốc Đông y: Những bệnh nhân bị viêm da cơ địa ở thể nhẹ có thể áp dụng một số bài thuốc Đông y chữa bệnh như: lá trầu không, lá chè xanh, giã nát để đắp và ngâm rửa…
- Cách chữa bệnh viêm da cơ địa bằng ngoại khoa như: Sử dụng tia UVA, UVB…
Để loại bỏ bệnh viêm da hiệu quả, các chuyên gia da liễu tại phòng khám đa khoa Đông Phương với trên 20 năm kinh nghiêm chữa viêm da, lấy lý luận đông y làm chủ đạo kết hợp với khoa học kĩ thuật y học hiện đại, máy móc công nghệ Đức đã tạo nên bước đột pháp trong điều trị viêm da khi nghiên cứu ra phương pháp trị liệu kết hợp cả đông và Tây y là liệu pháp ” MAI- phương pháp thanh độc“. Phương pháp này là cách chữa bệnh viêm da cơ địa tận căn cho hàng nghìn bệnh nhân.
Cách chữa viêm da cơ địa bằng Phương pháp thanh độc MAI tại phòng khám Đông Phương
Phương pháp này tiến hành theo quy trình:
Xét nghiệm khoa học và phân loại điều trị
Đầu tiên các bác sĩ ứng dụng phương pháp chụp cắt lớp CT 3 chiều để kiểm tra bệnh nhân một cách toàn diện. Phương pháp này dựa trên nguyên lý tập trung quang học, dùng kĩ thuật chụp cắt lớp 3 chiều để thành hình ảnh cắt lớp tế bào biểu bì da mà không cần lấy tế bào da sống để làm sinh thiết, tránh gây tổn thương cho da. Hình ảnh chân thực, quan sát được động thái phát sinh, phát triển và mức độ tổn thương của da bị viêm. Từ đó tiến hành phân tích, phân loại thời gian điều trị, đem lại hiệu quả tuyệt đối.
Làm rõ nguyên nhân gây bệnh
Muốn điều trị viêm da hiệu quả phải xác định được nguyên nhân gây bệnh, xác định phương án điều trị, bằng các thiết bị hiện đại đưa các loại thuốc Đông y đặc trị nhanh chóng thẩm thấu vào cơ thể, trực tiếp tác dụng lên vùng da tổn thương, kháng dị ứng, giải độc, trừ phong, đả thông khí huyết. Đối với các dạng viêm phát sinh thì diệt khuẩn, ức chế vi khuẩn, thải độc, khôi phục tế bào da tổn thương, loại bỏ các rối loạn trao đổi chất, khắc phục các tổn thương của hệ thống miễn dịch, thúc đẩy tái tạo tế bào, phục hồi chức năng sinh lý, đem lại trạng thái cân bằng cho da, tiêu diệt nguồn gốc gây bệnh, ngăn bệnh tái phát.
Phủ thuốc đều bề mặt da, nhanh chóng phục hồi
Dựa vào mức độ tiến triển của các triệu chứng viêm, trực tiếp đưa thuốc Đông y đặc chế xịt lên bề mặt da, để da hấp thụ, giúp hoạt huyết, thúc đẩy tuần hoàn cho da, thanh giải độc, làm sạch sâu trong da, kháng viêm, hồi phục các tế bào tổn thương một cách nhanh chóng, làm da sáng mịn, đạt hiệu quả cao trong phục hồi làn da bị tổn thương do viêm. Sử dụng thuốc đông y phủ đều bề mặt da là cách chữa viêm da tuyệt đối an toàn.
Viêm da cơ địa mặc dù là bệnh không hề dễ chữa, nhưng nếu người bệnh tìm ra đúng phương pháp, kiên trì điều trị một cách khoa học thì bệnh có thể khỏi hẳn. Phòng khám đa khoa đông phương chúng tôi với đội ngũ bác sĩ chuyên môn cao, giàu kinh nghiệm, phương tiện kĩ thuật hiện đại đã loại bỏ bệnh viêm da cho hàng nghìn bệnh nhân vì thế bạn có thể hoàn toàn yên tâm khi chữa bệnh da liễu như: viêm da, vảy nến, bạch biến, nổi mề đay,…tại đây.
Cách trị viêm da dị ứng
Cách trị viêm da dị ứng đơn giản hơn viêm da cơ địa, người bệnh chỉ cần kết hợp dùng một số loại thuốc đặc trị.
Cách trị viêm da dị ứng bằng thuốc Tây
Một số loại thuôc bôi ngoài da như: Thuốc kháng histamine, Các corticoid bôi da, thuốc diệt khuẩn… có tác dụng cao trong cách trị viêm da dị ứng.
Cách trị viêm da dị ứng bằng Đông y
Y học cổ truyền cho rằng nguyên nhân gây viêm da dị ứng chính là do âm hư huyết táo, huyết hư sinh phong, gây ngứa. Vì thế để khắc phục tình trạng đó, tăng cường hệ miễn dịch có thể sử dụng cách trị viêm da dị ứng bằng Đông y như:
- Bài thuốc 1: Đương quy, sinh địa, bạch thược mỗi loại 15g, 20 g đan sâm; phòng phong, king giới, bạch tật lê mỗi loại 10g sắc uống. Uống mỗi ngày 1 thang, chia 3 lần sáng, trưa, chiều. Phần bã thuốc bạn nên sắc lại để lấy nước rửa vùng da bị ngứa. Bài thuốc giúp dưỡng huyết, nhuận táo, trị ngứa hiệu quả. Với cách trị viêm da dị ứng bằng bài thuốc Đông y này bạn hoàn toàn có thể #chấm_dứt tình trạng ngứa ngáy của do viêm da dị ứng và nổi mề đay
- Bài thuốc 2: 50g Dạ giao đằng; khổ sâm, xà sàng tử mỗi thứ 20g, 30g kinh giới, 5g hoa tiêu . Nếu bị ngứa nhiều bạn có thể thêm vị thuốc mẫu đơn. Bạn uống mỗi ngày một thang, bã thuốc cũng có thể sắc lại để rửa chỗ ngứa.
Để hỗ trợ các cách trị viêm da dị ứng hiệu quả người bệnh nên hạn chế tiếp xúc với các tác nhân có thể gây kích thích da như: vật nuôi trong nhà, bụi, thức ăn gây dị ứng.
Điều trị da khô cũng rất quan trọng: có thể sử dụng các loại thuốc chữa bệnh viêm da dị ứng có khả năng làm dịu da, hydrat hoá và tái tạo lớp hydro lipid của da. Bạn nên chọn các loại kem trung tính, không chất thơm và chất bảo quản. Kem này phải chứa các chất có khả năng giữ nước ở lớp sừng. Kem Mannitol và glycerin trong cấu trúc có những nhóm hydroxyl háo nước, acid lactic có khả năng thâu tóm nước, ure cũng có tác dụng tương tự nhưng có thể gây kích ứng và khó dung nạp đối với trẻ em. Các phân tứ như: collagen và acid hyaluronic tạo một lớp phim trên bề mặt hạn chế mất nước trên da. Các cholesterol, phospholipid và acid béo thiết yếu giúp tái tạo lớp sừng.
Thuốc trị viêm da cơ địa
Ở mỗi giai đoạn, mức độ bệnh sẽ khác nhau, do đó thuốc trị viêm da cơ địa cũng khác nhau. Người bệnh cần căn cứ vào tình trạng bệnh cụ thể của mình để sử dụng thuốc cho phù hợp.
Thuốc trị viêm da cơ địa cấp tính
Thuốc trị viêm da cơ địa trong giai đoạn này là sử dụng các loại thuốc dung dịch có tác dụng hút dịch giúp các tổn thương khô hơn như Jarish, thuốc tím 1/10.000, nước muối sinh lý 0,9%, dalibour.
Nếu dịch vẫn chảy nhiều thì gấp gạc thành 4 lớp thấm các dung dịch trên và đắp lên vết thương liên tục trong 10 phút, thực hiện ngày 2-3 lần. Đắp liên tục trong 3 ngày đầu để vết thương khô.
Sau đó, để giảm viêm và chống nhiễm khuẩn bôi các loại thuốc dạng kem chứa corticoid kết hợp với các loại thuốc kháng sinh như fucicort, caditrigel, gentrison … Bôi 2 lần/ngày trong 2 – 3 tuần. Thuốc bôi viêm da cơ địa chứa corticoid làm tổn thương cải thiện nhanh chóng, bệnh nhân thấy dễ chịu nhưng không được lâu dài, ngừng sử dụng thuốc bệnh có thể tái phát trở lại, nếu dùng lại corticoid tại chỗ sẽ không hiệu quả nữa.
Một số trường hợp dùng thuốc trị viêm da cơ địa corticoid tại chỗ trong thời gian dài sẽ thấy xuất hiện thương tổn trên da như mụn mủ, viêm nang lông, dãn mạch, teo da, có thể xuất hiện mụn trứng cá trên những vùng da mặt, ngực, lưng.
Thuốc trị viêm da cơ địa mãn tính
Trong giai đoạn này có thể sử dụng một số loại thuốc trị viêm da cơ địa bao gồm: thuốc bôi dạng kem hoặc thuốc mỡ diproson, betacylic, temproson. Bôi mỗi ngày 2 lần từ 2-3 tuần. Da dày sừng thì bôi thêm thuốc bạt sừng bong vảy mỡ salicylic 5%, 10%, mỡ goudron. Da khô bong vảy thì có thể bôi thêm các loại kem cream vitamin E, urea 10%, vaselin, baby care để làm ẩm da.
Lưu ý khi sử dụng kem dưỡng ẩm khi điều trị viêm da cơ địa:
Đối với bé bị viêm da cơ địa nên dùng các loại kem dưỡng ẩm hoạt tính yếu như: hydrocortison 1-2,5%
Trẻ lớn và người lớn sử dụng loại thuốc bôi trị bệnh viêm da cơ địa có hoạt tính trung bình: clobetason butyrate, desonid.
Những tổn thương liken hóa, da dày có thể sử dụng loại thuốc trị viêm da cơ địa corticoid có hoạt tính mạnh hơn: clobetasol propionat.
Với viêm da mặt: khi các tổn thuơng xuất hiện tại vùng da mỏng, nhạy cảm như da mặt nên dùng thuốc bôi viêm da cơ địa là thuốc mỡ corticoid nhẹ hơn trong thời gian ngắn, còn vùng da dày, liken hoá thì dùng loại mạnh hơn để giảm ngứa, giảm viêm. Khi bôi thuốc sau 1 tuần giảm liều một cách từ từ, tránh tái phát.
Điều trị viêm da cơ địa bằng thuốc ức chế miễn dịch tacrolimus với nồng độ 0,03-0,1% rất hiệu quả nhưng thuốc khá đắt và bệnh nhân có thể bị kích ứng da khi mới sử dụng.
Thuốc trị viêm da cơ địa toàn thân
Cách chữa viêm da cơ địa bằng thuốc kháng histamin: thuốc kháng histamin H1 là thuốc trị viêm da cơ địa khá công hiệu bao gồm: Fexofenadin 180mg × 1 viên/ngày, Chlorpheniramin 4mg × 1-2 viên/ngày, Certerizin 10mg × 1 viên/ngày.
Cách chữa viêm da cơ địa bằng thuốc kháng sinh chống nhiễm khuẩn nhất là tụ cầu vàng, liên cầu sử dụng thuốc kháng sinh nhóm cephalosphorin thế hệ 1 là khả thi nhất, mỗi đợt trị bệnh viêm da cơ địa khoảng 10-14 ngày.
Thuốc Corticoid đường uống: Prednisolon 5mg × 2-4 viên/ngày × 7 ngày chỉ nên dùng trong đợt bệnh bùng phát nặng, không sử dụng trong thời gian dài vì thuốc có thể gây ra nhiều tác dụng phụ.
Các loại thuốc trị viêm da cơ địa toàn thân như: cyclosporin, methotrexat…
Thuốc chữa viêm da dị ứng
Thuốc chữa viêm da dị ứng corticoid bôi da là yếu tố chủ chốt chống viêm da, nếu bệnh đang trong lúc kịch phát thì không thể thiếu thuốc này. Các hoạt chất betamethasol, fluticason, hydrocortisol,.. có tác dụng chống viêm do có khả năng làm co mạch, ức chế chức năng của bạch cầu và làm biến đổi các phản ứng miễn dịch, chống tăng sinh làm giảm sự tổn hợp collagen.
Lưu ý khi sử dụng thuốc chữa viêm da dị ứng corticoid bôi da
Loại thuốc này sử dụng lâu dài có thể gây một số tác dụng phụ như teo da, giãn mạch, rạn da rậm lông, giảm sắc tố da hay bội nhiễm
Thận trọng khi sử dụng thuốc dermocorticoid ở vùng mí mắt vì chúng có nguy cơ gây đục thủy tinh thể và glaucom
Bôi mỗi ngày một lần cho tới khi bệnh thuyên giảm, thông thường là 10 ngày. Nên bôi vào buổi tối để thuốc được giữ tại chỗ lâu hơn. Nếu bạn bôi ngày 2 lần cũng không có lợi ích gì thêm mà lại làm tăng nguy cơ mắc phải tác dụng không mong muốn.
Trẻ em nếu đang sử dụng một lượng lớn dermocorticoid mạnh mà dừng đột ngột có thể dẫn đến hội chứng dạng cushing nên bé chậm lớn, suy thận.
Thuốc chữa viêm da dị ứng Tacrolimus (protopic)
Đây là dẫn xuất của kháng sinh nhóm macrolid được lựa chọn để điều trị viêm da dị ứng nặng khi đã dùng dermocorticoid đúng cách mà vẫn không đáp ứng tình trạng bệnh. Thuốc chữa viêm da dị ứng này rất ít hấp thu toàn thân, chúng có khả năng ức chế sự tổng hợp và giải phóng cytokin gây viêm nhiễm. Tacrolimus không gây teo da giãn mạch như dermocorticoid dạng kem và có thể bôi lên vùng da tổn thương ở thân và mặt.
Lưu ý khi sử dụng thuốc chữa viêm da
Không bôi thuốc lên niêm mạc hay trên da nhiễm khuẩn và dưới băng kín.
Chỉ bôi lên các tổn thương mỗi ngày 2 lần, bôi một lớp thật mỏng cho đến khi bệnh viêm da dị ứng thuyên giảm.
Chống chỉ định cho trẻ em nhỏ hơn 2 tháng tuổi và người suy giảm miễn dịch. Bôi trong 2 tuần thấy không hiệu quả thì cần dừng không bôi nữa.
Không bôi lên tổn thương cơ có nguy cơ là ác tính hoặc tiền ung thư
Một số tác dụng phụ có thể gặp: bỏng, ngứa da, nhất là những ngày đầu điều trị, chủ yếu gặp ở người lớn
Nếu có bội nhiễm phải dừng ngay
Trong thời gian điều trị hạn chế ra ánh nắng mặt trời.
- Thuốc chữa viêm da dị ứng Ciclosporin (neoral, sandimmun)
- Thuốc chữa viêm da dị ứng này chỉ áp dụng với điều trị viêm da dị ứng nặng ở người lớn, sau khi đã áp dụng các cách điều trị khác đều không khỏi. Chỉ dùng thuốc để điều trị ngắn hạn trong 8 tuần.
- Thuốc chữa viêm da dị ứng kháng histamin
Đây là loại thuốc chống ngứa. Tuy nhiên, thuốc kháng histamin điều trị viêm da dị ứng cho hiệu quả thất thường. Không nên dùng kháng histamin nhóm phenothiazin khi ra nắng nhiều. Đối với trẻ em để bớt gãi ban đêm có thể dùng hydroxyzin để an thần.Thuốc kháng histamin cũng được dùng để điều trị viêm da cơ địa
Thuốc chữa viêm da dị ứng chống nhiễm khuẩn
Đối với chữa viêm da dị ứng điều quan trọng là chống bội nhiễm nhất là tụ cầu vàng. Khi tắm có thể dùng thuốc sát khuẩn sau đó tráng kĩ. Có thể bôi tại chỗ các dung dịch hoặc nước có bọt.Nếu bị nhiễm khuẩn khu trú nông có thể dùng kháng sinh tại chỗ acid fusidic . Một vài trường hợp cần thiết phải dùng thuốc chữa viêm da dị ứng là kháng sinh đường uống như amoxycilin hoặc các cephalosporin.
Viêm da dị ứng gây nhiều phiền toái, khó chịu cho bệnh nhân và có thể gặp nhiều biến chứng nếu dùng thuốc sai quy định. Lưu ý khi điều trị viêm da dị ứng cần chăm sóc về mặt tâm lý, điều kiện sống và môi trường sống cho bệnh nhân, cần làm vệ sinh nhà ở thường xuyên, sạch sẽ khô ráo, tránh căng thẳng. Nên tắm biển hay suối nước nóng vì rất có lợi cho người bị viêm da dị ứng
Đây là những loại thuốc chữa viêm da hiệu quả, được nhiều bệnh nhân sử dụng và cho hiệu quả cao. Tuy nhiên, phương pháp này không điều trị được dứt điểm bệnh và có thể gây ra một số tác dụng phụ không mong muốn gây hại cho sức khỏe khi người bệnh dùng thuốc không đúng cách. Do đó, người bệnh cần chú ý phải thăm khám bệnh chính xác, sử dụng thuốc theo quy định của các bác sĩ chuyên khoa.
Viêm da mặc dù là bệnh không hề dễ chữa, nhưng nếu bạn tìm ra đúng phương pháp, kiên trì điều trị một cách khoa học thì bệnh có thể khỏi hẳn. Phòng Khám Da Liễu Đông Phương chúng tôi với đội ngũ bác sĩ chuyên môn cao, giàu kinh nghiệm, phương tiện kĩ thuật hiện đại đã loại bỏ bệnh viêm da cho hàng nghìn bệnh nhân vì thế người bệnh có thể hoàn toàn yên tâm khi tới đây khám chữa các bệnh da liễu như: bệnh sài, bệnh ghẻ, mụn trứng cá, nổi mề đay,…ở đây.
Để biết thêm thông tin về Cách trị viêm da dị ứng và cách chữa viêm da cơ địa, bạn có thể gọi điện tới đường dây nóng 0962.299.497 , các bác sĩ của chúng tôi sẽ tư vấn trực tiếp và miễn phí cho bạn. Phòng khám đa khoa Đông Phương, địa chỉ 497 Quang Trung, Hà Đông, Hà Nội làm việc tất cả các ngày trong tuần, kể cả ngày nghỉ, lễ, tết.